Trò chuyện giữa bố/mẹ và con là cuộc trò chuyện hai chiều, nhưng giao tiếp với con đa phần thường một chiều. Thường thì người lớn chúng ta hay than phiền rằng con chẳng biết nghe lời, chẳng chịu lắng nghe. Nhưng có bao giờ chúng ta tự thấy mình không biết lắng nghe con? Hay chỉ giao tiếp 1 chiều tức đưa ra mệnh lệnh lới khuyên mà không nghe những câu chuyện trên trời dưới biển đau đâu của con, chúng ta có thực sự bước vào thế giới của con.
1. Dạy con cách giao tiếp
Một trong những việc quan trọng nhất mà một người bố, người mẹ làm cho con là dạy con cách giao tiếp. Nhưng giao tiếp không có nghĩa chỉ là thể hiện bản thân mình, và chỉ nói thôi mà không biết lắng nghe. Trong giao tiếp, lắng nghe là điều quan trọng không kém gì việc nói, lắng nghe tạo sự thấu hiểu và đưa đẩy câu chuyện. Bên cạnh đó là kỹ năng làm rõ tình tiết bằng những câu hỏi, đưa ra những nhận định có suy nghĩ về điều bạn được nghe. Đó chính là giao tiếp hai chiều.
Nếu bạn thiếu những bước trên trong những lần trò chuyện thông thường với con, giao tiếp với con, bạn đã vô tình từ chối bỏ khía cạnh quan trọng trong giao tiếp. Có thể bạn không cố ý lơ đãng những lần con trò chuyện nhưng có những lúc bạn quá mệt mỏi, trí óc kiệt sức và cũng chẳng mong muốn trò chuyện. Và bạn chọn cách bảo con dừng lại, bạn lao vào việc riêng hoặc thậm chí dúi mắt vào màn hình điện thoại, hay có khi trùm mền đi ngủ, hay chỉ nghe rồi ậm ờ để đó, con nói mặc con…thì việc ề lâu dài con sẽ ngừng hẳn việc chia sẻ, tâm sự nói chuyện với Bố Mẹ.
2. Lắng nghe
Lắng nghe không phải là việc dễ dàng. Lắng nghe trẻ kể câu chuyện hoặc mô tả về điều gì đó mà bạn không hề hứng thú (nhưng trẻ lại rất hứng thú) càng khó khăn. Thế nhưng, đây là cách duy nhất để con có thể mạnh dạn mở lòng nói nới bạn về những điều quan trọng rất quan trọng với con và có thể là điều bạn vô cùng quan tâm. Chỉ khi con cảm thấy an toàn, nghĩa là được lắng nghe một cách toàn tâm toàn ý, không phán xét, con mới dám nói ra những điều khiến con thấy bối rối, cảm xúc lẫn lộn hoặc quá vui hay quá buồn. Vì vậy trong quá trình giao tiếp với con, bạn sẽ thấu hiểu con hơn, và có thể can thiệp hướng dẫn con kịp thời với những cảm xúc của con.
Khi chúng ta muốn con giao tiếp với mình thì chúng ta cần nhớ rằng giao tiếp với con luôn luôn là con đường hai chiều, hay giao tiếp với ai cũng thế. Nếu chúng ta không cho con thể hiện cảm xúc, chấp nhận con dù con như thế nào, con sẽ không cảm nhận được bức tường vững chắc của sự tin tưởng. Lâu dần, con sẽ mặc định những gì con nói ra sẽ bị phản đối, đánh giá. Vì vậy, Bố mẹ cần tạo thói quen giao tiếp hai chiều cho chính bản thân mình trước, để tạo tiền đề thuận lợi ckhi giao tiếp với con.
Hãy sẵn sàng lắng nghe những chuyện nhỏ bé, thường được gọi là “chuyện chẳng đáng” của con không. Thật ra, với trẻ, chuyện nào cũng là chuyện quan trọng.
(Theo Theasianparent)