Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khả năng trí tuệ ở mỗi người. Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thành trong cùng một thời điểm mà trong từng thời kỳ, bộ não của trẻ sẽ có những “ưu tiên” phát triển những kỹ năng khác nhau.
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Đây là điều các bậc cha mẹ nên chú ý để có những biện pháp thích hợp giúp con phát triển trí thông minh ngay từ buổi ban đầu.
Từ sơ sinh đến 8 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển trí tuệ cảm xúc – EQ
Trí thông minh cảm xúc, hiểu một cách đơn giản – là khả năng thấu hiểu và chia sẻ suy nghĩ với người khác – là một dạng trí tuệ cực kỳ quan trọng.
Theo nghiên cứu của Khoa phát triển gia đình và trẻ em thuộc Đại học Georgia (Mỹ) thì trí thông minh cảm xúc quyết định tới 80% khả năng thành công trong sự nghiệp của mỗi người.
Các trạng thái tình cảm như hạnh phúc, buồn bã, thất vọng, cảm thông được định hình ở mỗi người như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc họ đã được nuôi dạy ra sao trong giai đoạn thơ ấu. Trí thông minh cảm xúc được phát triển đúng hướng sẽ giúp con người có được những tiêu chuẩn đạo đức tốt. Cho dù trí thông minh cảm xúc vẫn tiếp tục được phát triển và hoàn thiện cho đến khi trưởng thành, song các nhà khoa học vẫn cho rằng, thời điểm quyết định đối với nhân tố này là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời, từ lúc sơ sinh đến 8 tháng tuổi.
Sau đây là một số phương pháp để kích thích sự phát triển trí thông minh cảm xúc ở trẻ trong giai đoạn này:
– Tạo ra một môi trường sống ổn định định và an toàn cho bé.
– Thường xuyên mỉm cười. Những cảm xúc tích cực của bạn luôn ảnh hưởng đến bé rất nhiều.
– Diễn tả bằng nét mặt, lời nói những cảm xúc mà bé đang cảm thấy.
– Tỏ ra quan tâm và chia sẻ khi bé khó chịu.
– Trò chuyện với bé bằng ngôn ngữ của trẻ thơ.
– Mỗi khi phải từ chối một đòi hỏi nào đó của bé, hãy giải thích tại sao bạn làm như vậy, thay vì chỉ nói “không”.
– Khuyến khích bé giúp đỡ bạn một số công việc nhẹ nhàng đơn giản như gấp quần áo, cất đồ chơi…
– Biểu lộ sự hài lòng và đừng tiết kiệm những lời khen mỗi khi bé tõ ra lễ phép, ngoan ngoãn.
– Kiên trì và từ tốn sự giải thích cho bé hiểu mỗi lúc hành động không đúng của bé làm người khác bị tổn thương.
Còn tiếp….