Trẻ em được giáo dục cẩn thận đều rất hiểu biết. Cho dù đó là ở nhà hay ở ngoài, chúng đều có thể cư xử tốt với những người xung quanh, không tạo ra rắc rối cho người khác.
Khi con bạn bị người khác trách mắng là “một đứa trẻ nghịch ngợm”, “không được dạy dỗ tốt”. Vậy thân làm cha mẹ như chúng ta nên làm thế nào để kịp thời giáo dục? Bài viết này có thể cung cấp cho bạn một số phương pháp hay trong việc dạy dỗ con cái.
Hãy cùng tưởng tượng ra cảnh, giả sử con bạn nghịch ngợm ấn hết các nút trong cầu thang máy, gây ảnh hưởng đến người khác, hơn nữa còn bị mắng một trận. Lúc này thân làm cha mẹ, các bạn sẽ xử lý như thế nào? Sự việc đáng xấu hổ này thực tế xảy ra với hai mẹ con nhà Kiki.
Một ngày nọ, cậu bé Kiki 7 tuổi đang rất vui vẻ nghịch ngợm trong thang máy, cậu ấn hết tất cả các nút trong thang máy. Vốn cậu chỉ muốn sử dụng trò đùa này để trêu chọc mẹ khiến mẹ vui, nhưng cậu không ngờ rằng hành vi của cậu đã khiến các hành khách đi cùng trong thang máy hết sức tức giận và mắng cậu:
“Đứa trẻ này, sao không ai dạy dỗ gì hết!”
“Đúng rồi! Tôi đang muốn về nhà nấu ăn gấp, nó làm vậy không phải là lãng phí thời gian của tôi à?”
“Nghịch quá, sao lại có thể ấn loạn hết thang máy thế này!”
“Bọn trẻ con bây giờ thật càng ngày càng đáng ghét, lần trước tôi cũng gặp một đứa kiểu như vậy, thật khiến người ta tức chết!”
Kiki nghe vậy thật sự rất sợ hãi và xấu hổ, mặt cậu đỏ bừng, không biết phải làm gì. Cậu không hề nghĩ rằng một hành động nhỏ của cậu lại dẫn đến nhiều lời chỉ trích vậy, cậu cúi đầu xuống thấp, nước mắt chỉ trực chảy ra.
Mẹ Kiki nhìn thấy trái tim non nớt của con bị tổn thương, đã nắm lấy vai cậu và thành tâm nói với mọi người: “ Thật xin lỗi, con tôi không phải là không được dạy dỗ tốt, chỉ là cháu có chút nghịch ngợm. Cháu giờ đã biết lỗi rồi, đúng không? Kiki, con hãy xin lỗi các cô, các chú, các bác đi”
Kiki ngẩng đầu lên, xấu hổ nói “Cháu xin lỗi…”
Người mẹ nhân cơ hội nói tiếp: “Kiki, đợi một lúc thang máy ngừng ở tầng nào, thì con hãy báo cho mọi người biết là tầng mấy, sau đó con hãy thành tâm nói: “Con xin lỗi đã làm các bác phiền phức rồi” được không?”
Kiki liền vội vàng gật đầu, lúc này cậu mới cảm thây đỡ bối rối hơn. Qủa nhiên, khi thang máy dừng tại mỗi tầng, cậu bé đều nghiêm túc báo cáo số tầng, đồng thời còn nói thêm: “Làm các bác thêm phiền phức rồi”. Giọng nói dịu dàng vang lên trong thang máy, như thay một lời xin lỗi.
Mọi người đều như ngoài ý muốn, vốn họ rất cau mày tức giận, đã dần chuyển thành thư giãn. Cuối cùng, thậm chí có người không nỡ đã nói: “Không sao đâu cháu, sự việc cũng không đáng gì”
Mẹ Kiki chỉ nói đơn giản: “Không sao ạ, bác hãy để cho cháu có cơ hội sửa chữa sai lầm của mình, như vậy cháu nó sẽ nhớ sâu sắc hơn”
Dần dần các vị khách đi cùng đều bước ra ngoài hết, có lúc họ còn quay đầu lại để động viên đứa trẻ: “Cảm ơn cháu”
Nụ cười của cậu bé cũng từ từ quay trở lại. Kể từ đó, Kiki không dám ấn loạn thang máy nữa, khi gặp những đứa trẻ nghịch ngợm giống như cậu, cậu còn rất chính nghĩa nói lời khuyên: “Này, trong thang cần phải yên tĩnh!”
Có thể thấy rằng chỉ một hành động nhỏ kiên quyết và đầy trách nhiệm của người mẹ đã có thể giúp loại bỏ sự bối rối của đứa trẻ, bảo vệ lòng tự trọng của trẻ. Thật ra trong cuộc sống, chúng ta nên có trách nhiệm dạy dỗ con cái nên người, đó mới là những thành tựu đáng tự hào mà chúng ta gặt hái được, nó chính là giá trị của cuộc sống. Những thói quen hành vi tốt đẹp này sẽ đi theo chúng suốt cuộc đời, giúp trẻ trưởng thành và nhân ái đối với mọi người.
NẾU NHƯ TRẺ CÓ NHỮNG THÓI QUEN XẤU SAU ĐÂY, THÌ CÁC BẬC CHA MẸ NÊN CHÚ Ý
Trường hợp 1: Khi chơi, đứa trẻ khá ngang bướng, hay cướp đồ chơi của bạn, hoặc xô đẩy những đứa trẻ khác.
Trường hợp 2: Khi ăn không quan tâm đến ai khác, chỉ chằm chằm gắp đầy thức ăn vào bát của mình. Nếu thấy món ăn mình thích thì trực tiếp xoay bàn (loại bàn xoay), cũng không hề để ý xem người khác đã gắp được thức ăn chưa.
Trường hợp 3: Ỷ mình là trẻ con, nên thường đòi hỏi mọi người phải chăm sóc mình, chỉ cần việc gì không vừa ý một chút là la hét om sòm.
Trường hợp 4: Khi không hài lòng thì cũng không muốn nghe những người lớn tuổi nói, còn rất thích ném đồ.
Trường hợp 5: Không biết học ở đâu những câu chửi bậy, một khi không chú ý liền nói ra đủ những câu không tốt.
Khi trẻ em còn chưa thật sự định hình, các bậc phụ huynh cần kịp thời dạy dỗ các em để các em trở thành người có giáo dục. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, việc bồi dưỡng văn hóa đạo đức thường có quan hệ chặt chẽ với kỹ năng xã hội của trẻ, cũng để nói bất luận đó là ở nhà hay ở ngoài, trẻ đều có những hành vi tốt, dễ dàng thích nghi với những người khác, chẳng hạn như biết lịch sự, không hề làm phiền người khác, nghiêm túc lắng nghe người khác nói, nói những lời xin phép, học cách chờ đợi, biết chấp nhận sợ từ chối, biết chia sẻ với những người khác…Những điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ cần phải trau dồi giáo dục các em không ngừng.
Thứ nhất: Cha mẹ cần làm gương cho con
Cha mẹ có giáo dục mới có thể dạy dỗ giúp trẻ được giáo dục tốt. Tuyệt đối đừng bao giờ có những hành động thô lỗ, không tốt trước mặt con trẻ, nó sẽ rất dễ để lại tấm gương xấu cho chúng. Trong lời nói và hành động, điều quan trọng hơn chính là dùng hành động của bản thân để làm tấm gương cho chúng. Điều này cũng biểu thị rằng, cho dù bạn có nói những lời hay như thế nào, cũng không tốt bằng giáo dục trẻ qua hành động thực tế. Vì vậy, nếu bạn muốn con mình trở thành người được yêu mến, thì chính cha mẹ phải cần có tiêu chuẩn đạo đức tốt, nếu không thì làm thế nào để thuyết phục chúng đây?
Thứ hai: Cố gắng không giúp bào chữa cho trẻ, giáo dục chúng chính diện
Khi trẻ làm sai một việc gì đó và gặp phải sự phê bình, xin hãy nhớ đừng nên tùy ý bào chữa cho trẻ. Khi bạn nói chuyện dựa vào địa vị là một trưởng bối, không nên bị ảnh hưởng bởi tâm trạng hai bên, điều quan trọng hơn là giúp cho chúng học cách thừa nhận lỗi lầm, cho chúng biết phân biệt đúng sai. Một số gia đình hay có thói quen nói những câu đại loại như “chúng vẫn là trẻ con” để hùng biện hay che đậy tội lỗi cho các con, kết quả trẻ ngày càng nổi loạn hơn, ngược lại trở thành một đứa trẻ bị mọi người ghét.
Thứ ba: Dạy dỗ con nghi lễ cơ bản
Bởi vì con bạn còn nhỏ, nên các bậc cha mẹ càng cần phải dạy dỗ chúng những lễ phép quy tắc cơ bản, dần dần giúp hình thành những tư tưởng tốt và thói quen tốt ở trẻ. Có thể mỗi lần bạn chỉ dạy chúng một kỹ năng xã hội nhỏ, giúp cho chúng có thể chuyên tâm để vận dụng. Ví dụ như nói lời xin chào, nói lời cảm ơn, xin lỗi, hay liệu con có thể…Những câu nói đơn giản như vậy, khi nói nhiều rồi trẻ khi lớn lên sẽ dần dần trở thành một người khiêm tốn, lịch sự. Bố mẹ cũng không nên quá cứng nhắc với trẻ, nếu chúng làm đúng thì hãy ghi nhận, khi chúng làm không đúng thì cố gắng hướng dẫn trẻ sao cho đúng.
Thứ tư: Nhắc nhở con cái không nên làm phiền người khác
Hãy nhắc trẻ biết rằng, ở những nơi công cộng mà la hét đùa nghịch là rất mất lịch sự. Bố mẹ nên không ngừng nhắc nhở trẻ quan niệm như vậy, ví dụ trước khi ra ngoài cần giao ước với trẻ trước, nếu như chúng đùa nghịch quá ồn ào ở ngoài thì nhất định cần nhắc nhở chúng, đồng thời cũng nói rõ với trẻ, làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu gì. Tuyệt đối không nên để trẻ la hét nghịch ngợm tùy ý, bởi vì người khác thường từ những hành vi của trẻ mà kết luận rằng “nhất định do bố mẹ dạy con không tốt”. Điều này đối với các bậc bố mẹ mới là điều khó xử.
Thứ năm: Để cho trẻ kết giao với những bạn đồng lứa có lễ phép.
Giáo dục tốt hay không thường biểu hiện ra ở sự tương tác giữa người với người, do đó giúp chúng tìm được những người bạn tương đồng là rất cần thiết. Trẻ em rất dễ ảnh hưởng lẫn nhau, chúng sẽ từ từ tìm hiểu làm thế nào để chơi được cùng nhau, làm thế nào để chia sẻ, làm thế nào để chịu trách nhiệm. Điều này sẽ làm giảm gánh nặng trong việc giáo dục trẻ nhỏ của cha mẹ.
Một đứa trẻ có học vấn, lễ nghi đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ trong cách dạy dỗ. Khi bạn và con cùng thưởng thức hương vị của sự thành công và những bước tiến lớn, bạn sẽ tìm thấy, sẽ dạy trẻ các kỹ năng xã hội tốt sẽ khiến cho tương lai của con mình tràn đầy hy vọng, giúp bạn cảm nhận được hạnh phúc lớn lao và niềm tự hào, cũng cho phép bạn trở thành người giáo viên vĩ đại nhất trong cuộc sống của chúng.
Theo Buzzzhand
Biên dịch: My My