EQ là viết tắt của cụm từ “Emotional Quotient” – chỉ số cảm xúc. EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc.
EQ và 4 yếu tố cấu thành
Nhận biết cảm xúc: Khả năng nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm xúc của những người xung quanh.
Hiểu được cảm xúc: Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
Tạo ra cảm xúc: Khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người khác. Thông qua đó biết lắng nghe, thông cảm và chia sẻ với người khác.
Quản lý cảm xúc: Khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.
Vai trò quan trọng của EQ
Chúng ta thường nghe câu nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất.
Tại sao chỉ số EQ lại được đánh giá cao và quan trọng hơn IQ. Dưới đây là thống kê về vai trò của chỉ số cảm xúc (EQ) sẽ giúp bạn giải đáp khúc mắc đó:
- Sức khỏe: Khả năng duy trì tư duy tích cực ngay cả dưới áp lực cao giúp bạn đảm bảo được sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Những mối quan hệ: Khi biết điều chỉnh cảm xúc, bạn có thể giao tiếp và duy trì các mối quan hệ, kể cả khi có những tình huống khó xử xảy ra. Bạn có khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và thông cảm hơn.
- Giải quyết mâu thuẫn: Một khi đã biết cách đồng cảm với suy tư của người khác, sẽ dễ dàng hơn để giải quyết vấn đề, thậm chí là tránh được những mâu thuẫn trước khi nó bắt đầu.
- Thành công: Bạn biết cách biến thất bại thành động cơ, biết khi nào nên nắm lấy và khi nào cần buông tay.
- Kiểm soát tính bốc đồng: Bạn có thể “kìm hãm sự sung sướng” lại và không để mình làm những hành động nông nổi, đơn giản vì bạn biết đánh giá những hậu quả có thể xảy ra.
- Nhận thức về bản thân: Biết “tự lượng sức” giúp bạn sẵn sàng đối mặt và giải quyết được vấn đề theo cách hiệu quả nhất.
- Động lực: Những người có EQ cao thường có động lực tự thân, thay vì trông chờ ở ngoại cảnh.
- Kiểm soát căng thẳng: Khi phải đương đầu với thách thức, bạn biết cách dừng lại để đánh giá, chứ không suy sụp và khó khăn.
- Nắm bắt cơ hội: Bạn không ngại đối mặt với rủi ro, và còn tận dụng nghịch cảnh để thành công và trưởng thành hơn.
- Khả năng phục hồi: Sự linh hoạt trong tư duy sẽ giúp bạn “uốn cong” chứ không “gãy vụn” khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn.
- Tự tin: Bạn luôn tin tưởng bản thân có thể làm chủ những kinh nghiệm mới.
- Quản lý thời gian: Trí tuệ cảm xúc giúp bạn đặt ra giới hạn và sắp xếp sự ưu tiên, vì vậy, bạn sẽ quản lý thời gian của mình hiệu quả hơn.
- Tinh thần trách nhiệm: Trí thông minh xúc cảm luôn đi cùng trách nhiệm đối với người khác. Nhờ đó, bạn có sức mạnh trở thành người thay đổi cục diện vấn đề, chứ không phải một người bị đem ra đổ lỗi.
Trên đây chỉ là một vài trong số vô vàn lý do khiến cho trí tuệ cảm xúc trở thành một thứ tài sản quan trọng không thể thiếu đối với mỗi người.
Ai cũng cần bồi đắp cho mình tâm lý và tình cảm tích cực để cuộc đời ngày một tươi sáng hơn!
Bạn đã từng tham gia các bài test hoặc tự định lượng chỉ số EQ của bản thân chưa?
Hãy liên hệ với VMIT gần bạn nhất để scan dấu vân tay, để hiểu và được tư vấn cách cải thiện, nâng cấp chỉ số EQ… khám phám khả năng vượt trội của chính mình!
VMIT/BT SƯU TẦM