Trích báo Tuổi trẻ
Tôi đang gặp khó khăn khi định hướng nghề nghiệp của mình và rất mong sự tư vấn hỗ trợ của Báo Tuổi Trẻ. Tôi bắt đầu bước sang tuổi 31 và đã đi làm được 6,5 năm.
Tôi tốt nghiệp khoa Toán -Tin học Trường ĐH Khoa học tự nhiên năm 2002 và làm tại một công ty chuyên về phân phối thiết bị in khổ lớn, phụ trách mảng Service Development được 6 năm. Công việc tại đây không liên quan nhiều đến tin học mà chủ yếu chuyển giao và sửa chữa về mặt kỹ thuật, phát triển sản phẩm.
Tới hôm nay, tôi hoàn toàn bị mai một về kiến thức thời đại học và khá lạc hậu về mặt công nghệ thông tin. Hiện tại tôi không còn làm việc tại công ty đó nữa và rất khó khăn khi đi xin việc tại một công ty khác do vốn kinh nghiệm khá đặc thù và lủng củng về kiến thức chuyên ngành.
Tôi đã thử tìm hiểu công việc tại một số công ty liên quan tới kinh nghiệm của mình nhưng hầu như tính chất công việc tại đây không khá hơn nhiều so với công ty cũ. Điều đặc biệt là trình độ mà họ cần tuyển dụng chỉ ở cấp độ trung cấp hoặc cao đẳng (và dĩ nhiên mức lương cũng ngang tầm đó).
Tôi đã có gia đình được 6 năm và suy nghĩ rất nhiều về định hướng tương lai. Tôi đang băn khoăn vì không biết có nên học tiếp một chuyên ngành khác để bổ sung kiến thức rồi sau đó làm lại từ đầu hay tiếp tục chuyên ngành tin học để rồi trở về đúng nghĩa? Thực sự tôi cũng chưa hình dung rõ về sở thích, sở trường của mình cũng như những kỹ năng của mình phù hợp với công việc gì. Tôi chỉ biết làm và cố gắng hết khả năng để nuôi sống bản thân và gia đình…
(Hai Manh)
– Chào bạn. Đúng như bạn đã nhận thấy, kiến thức hay bất kỳ điều gì khác, nếu chúng ta không thường xuyên áp dụng, ôn luyện và trau dồi trong một thời gian dài, chúng sẽ mai một dần đi. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, nếu bạn đã nhìn lại và nhận ra rằng bản thân vẫn muốn gắn bó với chuyên ngành tin học và thật sự mong muốn phát triển lâu dài với lĩnh vực này thì vẫn chưa muộn để bạn bắt đầu lại. Mặt khác, nếu bạn nhận thấy bản thân không có những tố chất và kỹ năng phù hợp với chuyên ngành tin học, mà sở trường của bạn lại ở một lĩnh vực khác (chẳng hạn như kinh doanh), và bạn mong muốn thử sức mình ở lĩnh vực mới mẻ này, đây cũng là một lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng cho bạn.
Với công việc đã qua (chuyên về kỹ thuật và phát triển sản phẩm), bạn đã có một quá trình tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Có một hướng đi khác dành cho bạn: chuyển lên cấp bậc giám sát, quản lý. Ở vị trí cao hơn, chắc chắn mức lương của bạn cũng sẽ được cải thiện. Bạn có thể tham gia các khóa học về quản lý để rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Sau đó, bạn có thể tìm việc trên tất cả các kênh như website, báo chí và cả các mối quan hệ để tìm một công việc tiềm năng hơn.
Có thể bạn chưa nhận ra, rằng ai cũng có một ước mơ nghề nghiệp và một sở trường riêng. Công việc không đơn thuần chỉ là một công cụ để “nuôi sống bản thân và gia đình”, mà còn là niềm đam mê, lòng yêu thích và là “một người bạn” gắn bó và phát triển lâu dài cùng bạn.
Đó là lý do tại sao, dù bạn có lựa chọn hướng đi nào, thì điều quan trọng tiên quyết là hãy cân nhắc và xác định bản thân thực sự muốn làm công việc như thế nào, và công việc đó có phải là sở trường của bạn không? Cơ hội thành công sẽ tăng cao khi bạn lựa chọn một công việc có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trên.
Đã đến lúc bạn cần “trao đổi” với bản thân và định hướng một công việc cho riêng mình. VMIT xin giới thiệu với các bạn một phương pháp giúp khám phá sở trường của bản thân. Thông qua dấu vân tay, chúng tôi sẽ xác định được tố chất bẩm sinh của bạn là gì và định hướng cho bạn con đường ngắn nhất chạm đích thành công!