1 – Quay trở lại với công việc đã không làm từ rất lâu
Cho dù đây là một công việc hay một mối quan hệ xã hội đã bị phá vỡ bởi một lý do chính đáng, chúng ta cũng không nên quay trở lại và hy vọng rằng nó sẽ đạt một kết quả hay đem lại một điều gì đó khác.
2 – Làm bất cứ điều gì mà người khác đề nghị, không cần biết mình có phù hợp hay không
Trong tất cả những việc mà bạn làm, bạn phải tự đặt câu hỏi rằng: ”Tại sao tôi làm việc đó? Tôi có phù hợp với công việc đó không? Liệu công việc đó có phù hợp với tôi hay không? Công việc đó có bền vững hay không? Nếu câu trả lời là không thì bạn nên xem xét lại xem có tiếp tục tiến hành công việc đó nữa hay không.
3 – Cố gắng thay đổi người khác
Khi bạn nhận ra rằng không thể ép buộc người khác vào bất cứ một công việc gì đó, hay bạn đang cố gắng thay đổi họ thì hãy dừng lại. Cách tốt hơn là hãy thay đổi chính bản thân mình; Nhưng luôn nhớ đừng bao giờ đi quá giới hạn và hạ thấp giá trị của bản thân mình.
4 – Tin rằng việc bạn làm có thể làm hài lòng tất cả mọi người
Chỉ đến khi nào bạn nhận ra rằng việc bạn đang làm không thể làm hài lòng tất cả mọi người, thì khi đó bạn mới biết sống có mục đích hơn, biết cố gắng làm hài lòng những người thích hợp.
5 – Chọn sự thoải mái ngắn hạn hơn lợi ích dài hạn
Một khi những người thành công biết họ muốn cái gì, họ sẽ đặt ra cho mình những khuôn khổ, những áp lực và ép mình vào những môi trường áp lực đó, lấy đó làm động lực phát triển. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa những người thành công và những người không thành công, ở người thành công thể hiện một tinh thần chuyên nghiệp.
6 – Tin tưởng một người hay một cái gì đó hoàn hảo
Chúng ta ai cũng yêu thích sự hoàn hảo và luôn luôn đi tìm kiếm điều đó. Tuy nhiên thế giới là không hoàn hảo. Ở một giai đoạn nào đó, không ai và không có điều gì là không có lỗ hổng. Chỉ có điều chúng ta biết cách làm thế nào để nó bé lại chứ đừng phình to ra là được.
7 – Rời mắt khỏi bức tranh lớn
Những tấm gương lớn về sự thành công cũng giống như những bức tranh lớn, khi bạn nhìn vào đó sẽ kích thích cho cảm xúc của bạn, hành động của bạn. Những bức tranh lớn về sự thành công như một nguồn động lực vô tận, mà nếu bạn rời mắt khỏi nó có thể bạn sẽ bị hẫng hụt. Hãy lấy đó làm điểm tựa và vươn lên.
8 – Từ chối làm việc chăm chỉ
“Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Hãy học cách làm việc tận tụy, chăm chỉ bạn sẽ được đền đáp.
9 – Không tìm thấy vị trí của mình trong cuộc chơi
Một trong những điều khác biệt giữa người thành công và người không thành công đó là trong tình yêu, trong cuộc sống, trong các mối quan hệ xã hội “Người thành công “ luôn biết tự hỏi mình: “Tôi đóng vai trò gì trong tình huống này?”. Họ biết họ là ai và tầm quan trọng của họ là gì. Theo một cách khác, họ không chỉ thấy mình là nạn nhân.
10 – Quên rằng đời sống nội tâm sẽ quyết định thành công của một người
Mọi người đều có thể mắc sai lầm thậm chí cả những người thành công nhất cũng sẽ có lúc như vậy. Nhưng điều quan trọng là, sau những sai lầm đó thì ta biết rút kinh nghiệm và không bao giờ lặp lại. Hãy học hỏi từ nỗi đau, từ những điều đã từng làm bạn tổn thương, nhưng đừng bao giờ chìm đắm trong nỗi đau đó. Chúng ta không cần nhiều cách để học từ những thất bại, cũng như để có kinh nghiệm thì không phải lúc nào chúng ta cũng phải trải nghiệm. Người thành công là người biết học từ những kinh nghiệm của người khác.
Hãy luôn biết cách làm mới đời sống nội tâm và đừng để nó bị tổn thương quá nhiều.
Nguồn Success.com