AQ là viết tắt của từ Adversity Quotient chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó. Đây là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và chinh phục những khó khăn nghịch cảnh.
Nhà tâm lý học Paul G. Stoltz (Mỹ) phát hành tác phẩm Adversity Quotient Chỉ số vượt khó biến khó khăn thành cơ hội trên mạng Amazon vào tháng 5-1999.
Theo Paul Sloltz, chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:
- Đối diện khó khăn
- Xoay chuyển cục diện
- Vượt lên nghịch cảnh
- Tìm được lối ra
Vai trò của AQ trong cuộc sống
Chỉ số Vượt khó được đánh giá và đề cao trong cuộc sống nó quyết định sự thành công và hạnh phúc của một cá nhân con người. Theo nghiên cứu của Paul Sloltz chỉ số vượt khó có những vai trò như sau:
Tính cạnh tranh: Jason Satterfield và Martin Seligman đã tiến hành một nghiên cứu trong đó so sánh tài hùng biện của Saddam Hussein và George Bush trong thời kỳ chiến tranh vùng vịnh. Họ phát hiện ra rằng những người phản ứng lạc quan hơn với nghịch cảnh thường có xu hướng xông xáo, năng nổ và sẵn sàng chấp nhận rủi ro, trong khi những người có thái độ bi quan tỏ ra bị động và thận trọng hơn.
Những người phản ứng tích cực với nghịch cảnh có xu hướng duy trì năng lượng, trọng tâm và sự nghiêm khắc cần thiết để cạnh tranh thành công. Trong khi đó, những người phản ứng tiêu cực thường mất nghị lực, hoặc ngừng cố gắng. Cạnh tranh chủ yếu liên quan đến hi vọng, sự nhanh nhẹn, và tính kiên cường, vốn phần lớn là do cách thức giải quyết khó khăn, thách thức trong cuộc sống quyết định.
Năng suất: Trong một số nghiên cứu được tiến hành tại các tổ chức, những người phản ứng tiêu cực với nghịch cảnh làm việc tương đối kém năng suất hơn. Năm 1996, tôi đã so sánh AQ với hiệu quả thực hiện của các cá nhân theo quan sát từ cấp trên của họ ở một công ty dịch vụ khách hàng Big Six. Kết quả sơ bộ phản ánh mối tương quan mật thiết giữa hiệu quả thực hiện và cách phản ứng với nghịch cảnh của đội ngũ nhân viên. Các chương trình về AQ trên khắp thế giới cho thấy rõ ràng là các nhà lãnh đạo trong tổ chức đều nhận thấy rằng những người có AQ cao làm việc năng suất hơn rất nhiều so với những người có AQ thấp. Qua làm việc với công ty bảo hiểm Nhân thọ Metropolitian, Seligman đã chỉ ra rằng những người phản ứng không tốt với nghịch cảnh bán được ít hợp đồng hơn, năng suất thấp hơn, và thực hiện công việc kém hiệu quả hơn những người phản ứng tốt với nghịch cảnh.
Khả năng sáng tạo: Về bản chất, đổi mới là hành động thể hiện sự hi vọng. Nó đòi hỏi phải tin tưởng rằng một điều trước đây chưa từng tồn tại có thể xảy ra. Theo nhà tương lai học Joel Barker, khả năng sáng tạo cũng xuất phát từ nỗi tuyệt vọng. Do vậy, nó đòi hỏi phải có yếu tố cần thiết là khả năng vượt qua trở ngại mà tình trạng bất ổn tạo ra. Nếu bạn tin rằng dù bạn làm gì thì cũng không có tác dụng, thì hiệu quả có thể sáng tạo được hay không? Những người không thể chống chọi với nghịch cảnh sẽ không có khả năng sáng tạo.
Động lực: Gần đây tôi có yêu cầu một giám đốc công ty dược phẩm xếp hạng nhân viên theo động lực biểu hiện ra bên ngoài. Sau đó chúng tôi đánh giá AQ của những người này. Trong mọi trường hợp, những người có AQ cao nhất được quan sát thấy là có động lực nhiều nhất cả theo đơn vị ngày lẫn theo khoảng thời gian dài.
Chấp nhận rủi ro: Nếu bạn không có ý thức về kiểm soát, thì không có lý do gì để chấp nhận rủi ro cả. Trên thực tế trong trường hợp đó thì rủi ro không có nghĩa lý gì. Tin tưởng rằng những gì bạn làm đều vô ích sẽ làm hao mòn sức lực cần thiết để thử sức trong lĩnh vực mới. Satterfield và Seligman đã chỉ ra rằng những người phản ứng tích cực hơn với nghịch cảnh sẽ sẵn sàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Rủi ro là một phần tất yếu trên hành trình đi lên.
Cải thiện bản thân: Chúng ta đang sống trong thời kỳ không ngừng cải thiện bản thân thì mới có thể tồn tại. Dù là trong công việc hay trong cuộc sống, bạn đều phải cải thiện bản thân để tránh bị tụt hậu trong sự nghiệp và trong các mối quan hệ. Khi đánh giá hiệu quả hoạt động và AQ của các vận động viên bơi lội, tôi nhận thấy những người có AQ cao hơn có nhiều tiến bộ, trong khi những người có AQ thấp hơn lại bị kém đi.
Sự bền bỉ: Sự bền bỉ là yếu tố cốt lõi trong hành trình đi lên và AQ của bạn. Đó là khả năng tiếp tục cố gắng, ngay khi phải đối mặt với khó khăn hay thất bại. Ít có đặc điểm nào đem lại nhiều kết quả theo thời gian như là sự bền bỉ, đặc biệt là khi nó được kết hợp với đôi chút sáng tạo. Seligman đã chỉ ra rằng nhân viên kinh doanh, học viên sỹ quan quân đội, sinh viên và các đội thể thao có phản ứng tích cực với nghịch cảnh, cho thấy khả năng phục hồi tốt sau khi thất bại và vẫn tiếp tục kiên trì. Những người phản ứng kém khi đối mặt với nghịch cảnh thì bỏ cuộc. AQ quyết định sự kiên cường cần có để bạn có thể kiên trì bền bỉ với mục đích của mình.
Khả năng học hỏi: Điểm chủ đạo trong thời buổi thông tin ngày nay là nhu cầu không ngừng tích lũy và xử lý nguồn kiến thức bất tận. Chắc hẳn bạn còn nhớ Seligman và các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng người bi quan coi nghịch cảnh là yếu tố lâu dài, mang tính cá nhân và có khả năng lan tỏa sang những lĩnh vực khác của cuộc sống. Carol Dweck đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có cách phản ứng bi quan với nghịch cảnh thường học và đạt kết quả kém hơn so với những đứa trẻ lạc quan.
Đón nhận thay đổi: Trong thời điểm chúng ta đang phải trải qua những thay đổi liên tục, dồn dập, thì khả năng đối phó với những điều không chắc chắn và nền tảng đang lung lay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Để đạt được thành công, bạn phải biết đối phó và đón nhận thay đổi một cách hiệu quả. Thế nhưng, nếu bạn cho rằng dù có làm gì cũng không tạo ra được nhiều khác biệt thì rất có thể bạn sẽ bị áp đảo và bất lực trước thay đổi. Trên thực tế, đó có thể là động lực thực sự thôi thúc bạn từ bỏ
Đối với nhiều người tôi đã gặp trong công việc của mình, thay đổi là một điều quá sức. Họ coi đó là mối đe dọa lâu dài, có ảnh hưởng sâu rộng, vượt quá khả năng kiểm soát của mình. Có một quy luật khá rõ ràng, nổi bật trong các chương trình AQ. Những người đón nhận thay đổi thường phản ứng tích cực nhất với nghịch cảnh – sử dụng nó để củng cố quyết tâm của mình. Họ phản ứng bằng tâm lý khó khăn là cơ hội. Những người bị thay đổi và nhụt chí thì cũng dễ bị nghịch cảnh nghiền nát.
Sự kiên cường, căng thẳng, áp lực, thất bại: Hẳn là bạn đang phải chịu rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Cho dù đó là áp lực hàng ngày phải giữ vững phong độ hoặc tiến bộ hơn trong công việc, hay là những khó khăn lớn hơn như mất đi người thân yêu, cố gắng vượt qua một mối quan hệ đổ vỡ, mất việc, gặp khó khăn về tài chính, bị bệnh hay bị thương, hay cảm thấy cô đơn, lẻ loi, thì có lẽ bạn đều không còn lạ gì với cảm giác đau đớn. Những người phản ứng tiêu cực với nghịch cảnh thì thường bị khó khăn làm nhụt chí. Một số phục hồi chậm chạp, và một số thậm chí chẳng bao giờ phục hồi.
Suzanne Outlette, nhà nghiên cứu lỗi lạc về khả năng chịu đựng, đã chứng minh được rằng những người vững vàng – có ý thức kiểm soát, thử thách và cam kết – khi phản ứng với nghịch cảnh cũng luôn kiên cường nếu phải đối mặt với khó khăn. Những người không có ý thức kiểm soát, thách thức và cam kết thường trở nên yếu đuối khi gặp tình huống bất lợi. Điều này đã được xác minh là đúng trong chính nghiên cứu của tôi. Emmy Werner, nhà tâm lý học trẻ em đã tìm ra rằng những người phản ứng tích cực với nghịch cảnh thường trở nên kiên cường, có khả năng phục hồi nhanh chóng sau những khó khăn lớn.
AQ là một trong những chỉ số được đo, được đề cập và tư vấn trong bài báo cáo Sinh trắc dấu vân tay. Trong đó tư vấn viên đưa ra khuyến nghị để khách hàng phát triển hơn nữa (đối với những người có chỉ số AQ cao) và khuyến nghị khắc phục (đối với những người có chỉ số AQ thấp). Nếu bạn đã là khách hàng của VMIT, sẽ là khách hàng của VMIT bạn nên tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của AQ và cần nên nỗ lực phát triển để có thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sống.
Nguồn trích dẫn: Adversity Quotient Chỉ số vượt khó – Paul Sloltz
VMIT/BT