Ở bài viết “Vai trò quan trọng của chỉ số cảm xúc” chúng ta đã phần nào hiểu chỉ số cảm xúc là gì, các yếu tố cấu thành và vai trò quan trọng của chỉ số cảm xúc. Bài viết này đề cập đến các mức độ biểu hiện của chỉ số cảm xúc (các cấp độ của chỉ số cảm xúc) dưới góc nhìn của ngành sinh trắc học dấu vân tay.
EQ là viết tắt của cụm từ “Emotional Quotient” – chỉ số cảm xúc. EQ là khả năng nhận thức, hiểu và truyền đạt cảm xúc. Nói cách khác EQ là khả năng đồng cảm, hiểu được tâm trạng, ước muốn của bản thân mình và của người khác từ đó đưa ra cách ứng xử phù hợp. Tạo ra môi trường làm việc đội nhóm tốt.
Đồng cảm là khả năng hiểu được hoàn cảnh của ai đó, đặt mình trong vị thế đó để cảm nhận niềm vui, nỗi đau của người khác, từ đó biết chia sẻ, động viên khích lệ người khác.
Trong bài báo cáo phân tích dấu vân tay giúp ta hiểu rõ hơn về các cấp độ biểu hiện của chỉ số cảm xúc. Cho chúng ta biết và hiểu về hành vi ứng xử và thái độ của mỗi người trong quá trình tương tác và giao tiếp. Cho chúng ta biết tại sao với một cảnh ngộ đáng thương thì có người đứng lại nhìn lặng lẽ. Có người rơi nước mắt, nhưng cũng có người bước qua vội vàng, cũng có người nhếch mép…. Đó là những hành vi cư xử và thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau khi tiếp nhận một vấn đề và nó thể hiện qua 3 cấp độ sau:
Với người chỉ số EQ quá cao
Họ luôn có sự đồng cảm sâu sắc, thấu hiểu người khác nên họ đau nỗi đau của người khác, hạnh phúc với niềm vui của người khác, hụt hẫng với nỗi buồn của người khác. Chúng ta dễ dàng bắt gặp họ khóc khi xem một cảnh phim bi đát. Họ nhập tâm đến mức quên đi hiện tại mình không phải là người đó. Chìm đắm triền miên trong cảm xúc khi nhìn thấy cảnh ngộ không phải là của chính mình.
Người có chỉ số EQ cao
Họ cũng có sự đồng cảm, hiểu được hoàn cảnh của người khác, cũng đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận. Nhưng họ không chìm đắm trong nỗi buồn, niềm vui đó. Bởi vì họ kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Khi gặp một người đang có cảm xúc tiêu cực, họ sẽ vực người đó dậy bằng sự động viên, khích lệ, lên tinh thần. Số người này rất ít
Người có chỉ số cảm xúc không cao
Khi nhìn thấy vấn đề, hoàn cảnh của người khác dù là tích cực hay tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến họ. Việc ai người đó lo cho nên khi không phải việc của họ, họ lại càng không quan tâm mặc dù nó là vấn đề chung của xã hội. Số này rất hiếm nhưng chúng ta lại thấy rất phổ biến. Cách điển hình của họ là lạnh lùng, hững hờ, bàng quang với mọi vấn đề của xã hội. Không có sự đồng cảm để chia sẻ, không nhận thấy rằng mình cũng có một phần trách nhiệm trong xã hội này. Đó gần như là vô cảm nhưng thuộc về bẩm sinh.
Tuy nhiên cũng có những người chỉ số cảm xúc bẩm sinh mặc dù cao nhưng do hoàn cảnh, môi trường sống, do những biến cố trong cuộc đời, họ gặp quá nhiều đau buồn, tổn thương, họ không muốn thể hiện cảm xúc thực sự của mình ra bên ngoài nữa mà bao nhiêu cảm xúc cứ kìm nén lại. Vui cũng bình thường, buồn cũng bình thường họ không có chút biểu cảm trên nét mặt. Họ trở nên quá lý trí và lạnh lùng và chúng ta ngỡ rằng họ vô cảm.
Chỉ số cảm xúc bẩm sinh của bạn đang ở mức nào? Ưu điểm và hạn chế của các cấp độ cảm xúc đó là gì? cách tốt nhất để kiểm soát cảm xúc như thế nào?
Hãy liên hệ với VMIT gần bạn nhất để scan dấu vân tay, để hiểu và được tư vấn cách cải thiện, nâng cấp chỉ số EQ… khám phám khả năng vượt trội của chính mình!
VMIT/HT