Chỉ số vượt khó AQ theo tiến sĩ Paul Sloltz tác giả cuốn sách “AQ chỉ số vượt khó, biến khó khăn thành cơ hội” cho rằng chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ số báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống đó là:
- Đối diện khó khăn
- Xoay chuyển cục diện
- Vượt lên nghịch cảnh
- Tìm được lối ra
Chỉ số vượt khó AQ là chỉ số thể hiện khả năng ứng phó nghịch cảnh. Thể hiện khả năng chịu đựng của bản thân trước khó khăn, nghịch cảnh và khả năng vượt qua nó. Chỉ số vượt khó còn thể hiện bản lĩnh, khả năng kiểm soát, tính tự chủ và tinh thần lạc quan.
Chỉ số vượt khó cao quyết định đến thái độ của bạn đối với cuộc sống, bạn có thái độ tích cực hay tiêu cực, bạn có tinh thần lạc quan, có thái độ cầu tiến bền bỉ để vượt qua những khó khăn thất bại hay bạn dễ dàng nản chí.
Bạn sẽ làm gì khi cảm thấy cuộc đời mình rơi xuống vực thẳm, và liệu rằng đó đã phải là điều tệ nhất chưa? Còn có thể tệ hơn được nữa không? Giống như khi ở đáy đại dương, bạn sẽ lựa chọn đứng lên bước ra biển rộng lớn và đối mặt với những cơn sóng dữ hay nằm yên chờ chết?
Chúng ta sẽ tham khảo câu chuyện dưới đây và suy ngẫm về lời khuyên của Đại sư để tiếp thêm sức mạnh và tự bản thân mình rèn luyện bản lĩnh – Chỉ số vượt khó (AQ) để ứng phó, đối mặt với khó khăn nghịch cảnh trong cuộc sống.
Dưới đây là nội dung câu chuyện để chúng ta suy ngẫm:
” Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện nhỏ này về nhà sáng lập Đại học Phật giáo Naropa, Đại sư Chögyam Trungpa, và cuộc phỏng vấn đầu tiên của tôi với ông.
Cuộc phỏng vấn này diễn ra đúng vào thời điểm mọi thứ trong cuộc sống của tôi dường như hoàn toàn sụp đổ, và tôi tới đó bởi vì tôi muốn trò chuyện với ông về việc tôi đang cảm thấy bản thân là một sự thất bại lớn và mọi thứ thật khó khăn.
Nhưng khi tôi ngồi xuống trước mặt ông, ông hỏi tôi: “Việc tập thiền của bạn thế nào?”
“Cũng ổn“, tôi trả lời.
Và sau đó thì chúng tôi bắt đầu trò chuyện, chỉ nói chuyện phiếm, cho tới khi ông đứng dậy và nói, “Rất vui được nói chuyện với bạn,” rồi bắt đầu tiễn tôi ra cửa. Nói cách khác, buổi phỏng vấn đã kết thúc, tôi như vỡ òa ra không thể kìm lại:
Rằng cuộc sống của tôi như một dấu chấm hết.
Tôi đã ở dưới đáy rồi.
Tôi không biết phải làm gì nữa.
Xin hãy giúp tôi.
Và đây là lời khuyên mà Trungpa Rinpoche đã cho tôi. Ông nói: “Cũng giống như khi bạn đang bước vào lòng đại dương thì một cơn sóng dữ ập đến và đánh gục bạn. Rồi bạn thấy bản thân đang nằm dưới đáy với đầy cát trong mũi và miệng. Và khi bạn nằm đó, bạn phải đưa ra lựa chọn, một là tiếp tục nằm đó, hai là đứng dậy và bước ra biển cả rộng lớn.”
Vậy nên, về cơ bản là bạn sẽ đứng dậy bởi lựa chọn “nằm yên” đồng nghĩa với cái chết.
Nói một cách ẩn dụ mà rất nhiều người trong số chúng ta lựa chọn tiếp tục nằm yên tại thời điểm đó. Nhưng bạn có thể chọn cách đứng lên và bước đi, rồi sau một lúc, một cơn sóng khác lại ập đến và đánh ngã bạn.
Bạn sẽ lại thấy bản thân đang ở đáy đại dương với cát đầy trong mũi và mồm, rồi một lần nữa bạn lại phải lựa chọn giữa việc nằm đó hay đứng lên và tiếp tục bước về phía trước.
“Vậy là những cơn sóng cứ tiếp tục ập tới,” ông nói. “Và bạn tiếp tục nuôi dưỡng bên trong mình sự can đảm và dũng khí và khiếu hài hước, rồi bạn tiếp tục đứng dậy và tiến về phía trước.”
Đó là lời khuyên của ông dành cho tôi.
Sau đó Trungpa nói, “Sau một thời gian, bạn sẽ nhận ra những cơn sóng dường như đang trở nên nhỏ dần lại. Và chúng không thể quật ngã bạn được nữa.”
Đó là một bài học cuộc sống quý báu.
Không có nghĩa là những cơn sóng dữ sẽ không tới nữa; mà đó là bởi vì bạn đã được tôi luyện để kìm giữ đặc tính dễ bị tổn thương nguyên sơ trong trái tim con người, những cơn sóng có vẻ như trở nên nhỏ dần lại, và chúng không thể quật ngã bạn nữa.
VMIT/BT sưu tầm