Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn từ khi mới sinh cho đến 3 tuổi là thời kỳ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành khả năng trí tuệ ở mỗi người. Những nền tảng cơ bản của trí tuệ như cảm xúc, ngôn ngữ, khả năng tư duy logic…đều được hình thành trong giai đoạn này. Tuy nhiên, không phải tất cả hình thành trong cùng một thời điểm mà trong từng thời kỳ, bộ não của trẻ sẽ có những “ưu tiên” phát triển những kỹ năng khác nhau.
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
Đây là điều các bậc cha mẹ nên chú ý để có những biện pháp thích hợp giúp con phát triển trí thông minh ngay từ buổi ban đầu.
Từ sơ sinh đến 10 tuổi: Giai đoạn phát triển trí thông minh ngôn ngữ
Trẻ khi mới sinh ra đều có khả năng tiếp thu như nhau đối với mọi ngôn ngữ. Càng được tiếp xúc với môi trường giao tiếp bằng lời nói của người lớn, bé càng sớm phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. Trẻ em trong giai đoạn từ sơ sinh đến 0 tuổi còn có một khả năng đặc biệt để nhận biết và ghi nhớ các đặc điểm ngữ pháp và cấu trúc xây dựng câu mà những người lớn khi học một thứ ngôn ngữ mới không thể nào có được.
Sau đây là những lời khuyên giúp bạn định hướng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ:
– Bắt đầu đọc sách cho bé nghe ngay từ những tháng đầu sau khi bé chào đời.
– Chỉ cho bé thấy và gọi tên những đồ vật xung quanh.
– Cho bé học một ngoại ngữ từ khi còn bé.
Nói chung, trẻ bắt đầu học ngoại ngữ càng sớm càng tốt. Khi một em bé mẫu giáo được bố mẹ cho học ngoại ngữ, bé sẽ thấy đó là một trò chơi thú vị. Còn khi đã vào trường tiểu học, bé bắt đầu coi học ngoại ngữ là một nhiệm vụ và rất có thể không thích như vậy.
Vì thế, các chuyên gia về tâm lý và giáo dục cho rằng, tốt nhất các ông bà bố mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với ngoại ngữ từ lứa tuổi mẫu giáo. Tuy chỉ đến khi lên 5, bé mới có khả năng ghi nhớ chính xác các từ ngữ tiếng nước ngoài, nhưng việc được tiếp xúc sớm sẽ tạo thuận lợi cho bé sau này trong phát triển phản xạ và khả năng phát âm.
– Cố gắng dành thời gian mô tả cho bé những công việc hàng ngày của bạn mà bạn đang làm.
– Hát cho bé nghe những bài hát đơn giản và dạy cho bé thuộc theo kiểu truyền khẩu hiệu.
– Khi bé đã đủ lớn, hãy tìm những trò chơi ngôn ngữ như chơi ô chữ hoặc đố vui ghép từ để cùng chơi với bé.