Học cùng con và giúp con phát triển tư duy
Mình rất tâm đắc về việc học và lên kế hoạch cũng như viết dàn ý/dàn bài/tóm tắt/ báo cáo bằng cái gọi là “Bản đồ tư duy”. Vậy Bản đồ tư duy là gì? Vì sao mình tâm đắc. Mời các bố/mẹ đọc bài viết dưới đây và cùng thảo luận về cách các mẹ /bố dạy con học nhé. Sẽ rất hữu ích nếu bố/mẹ chịu khó ngồi cùng con từ 10-15 phút mỗi ngày để tạo thói quen, bé sẽ tiến bộ một cách đáng khen đấy. Giúp con học giỏi bằng bản đồ tư duy Phương pháp ghi chú sáng tạo này đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đem lại những hiệu quả đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Bé ở lứa tuổi tiểu học hoặc chuẩn bị vào lớp 1 là đã có thể làm quen với bản đồ tư duy. Ban đầu, mẹ hãy cho bé học với những bản đồ tư duy đơn giản, rồi để bé tự điền vào một bản đồ có sẵn… Các chuyên gia chia sẻ cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy.
Bước 1: Dạy bé đọc và hiểu một bản đồ tư duy đơn giản.
Bước 2: Cho bé điền vào một mẫu bản đồ tư duy có sẵn.
Bước 3: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt lại một cuốn sách/câu chuyện.
Bước 4: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tự lập một kế hoạch thực tế.
Bước 5: Khuyến khích bé thỏa sức sáng tạo với bản đồ tư duy.
Một số lưu ý:
– Để biến hứng thú thành thói quen, mẹ hãy bắt đầu bằng những đề tài mà bé thích và khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ, diễn đạt chúng. Ngược lại, mẹ cũng dùng bản đồ tư duy để chia sẻ, truyền đạt với bé.
Ví dụ: Cùng bé làm bản đồ về gia đình (gia phả) ba thế hệ.
– Luôn luôn trân trọng những tác phẩm của bé dù chúng có thể chưa thật hoàn chỉnh. Mình luôn lưu lại những tờ giấy nghệch ngoạc của bé, mặc dù chẳng ra hình thể gì nhưng đó là những nét đầu tay của con. Mình trân trọng thì bé mới thấy mình có ích chứ k phải đang làm những điều vô nghĩa để mẹ phải vứt sọt rác những tác phẩm của mình.
– Tổ chức những cuộc thi những trò chơi trong gia đình với bản đồ tư duy.
Ví dụ: Nhà ai ở quận nào, trường ở quận nào, đi chơi ở quận nào, hoặc chơi gì, thăm ai ở đâu. Làm gì vào thứ mấy…
– Không ép buộc bé sử dụng bản đồ tư duy nếu bé nhất quyết không thích vì mỗi đứa trẻ là một cách học.
Đây là lưu ý tối quan trọng, vì mỗi trẻ một cá tính khác nhau. Như bản thân mình mình k thích học buổi tối và chỉ học được khi vắng vẻ về đêm và học 1 mình k ai quấy rầy nhắc nhở. Nếu ngay từ đầu bé k thích k có nghĩa là bé k thích hẳn, mình phải từ từ khuyến khích bé, tự mình lấy ra làm những kế hoạch của mình khi có mặt bé, bé sẽ tò mò và từ từ muốn làm giống mình.
Khi nhắc đến trí thông minh, ta thường liên tưởng đến những biểu hiện như chỉ số IQ cao, làm toán giỏi. Nhưng trong thực tế, trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Có bé giỏi về tự nhiên, có bé lại thông minh trong giao tiếp, có bé giỏi về logic toán học, có bé lại giỏi về ngôn ngữ. Quan trọng là cha mẹ hãy biết nhìn ra điểm mạnh của con để giúp bé phát huy khả năng, không nên so sánh con mình với con nhà hàng xóm. Bởi nói như nhà bác học Albert Einstein: “Nếu bạn đánh giá một con cá bằng khả năng leo cây, con cá đó sẽ dành cả cuộc đời còn lại để tin rằng nó là một đứa ngu đần”.