Chúng ta đều biết rằng Vịt có sở trường là bơi; Đại bàng có khả năng bay rất cao và rất xa; Gấu về mùa đông thì cần phải ngủ; Kangaroo có khả năng chạy rất giỏi nhưng chỉ chạy bằng 2 chân sau; Sóc có thế mạnh là leo trèo. Điều gì xảy ra nếu như chúng ta không nhìn nhận đúng khả năng, năng khiếu, sở trường của các cá thể này?
Khi xem clip dài 6 phút của VMIT về Chương trình học tập của các loài vật ở Trường học của các con thú với những môn học như: chạy, leo trèo, bay và bơi chúng ta đều nhận thấy rằng:
- Đối với Vịt: vốn có thế mạnh về bơi nên Vịt bơi rất giỏi, thậm chí còn giỏi hơn cả giáo viên. Còn với môn chạy và bay cậu ta chỉ nhận được điểm đậu, nhưng mà vô vọng ở môn trèo vì thế giáo viên đánh rớt môn bơi để cậu có thể tập trung thực tập môn leo trèo, sau một thời gian Vịt ta chỉ đạt trung bình ở môn bơi lội. Bơi vốn là sở trường của Vịt mà giờ đây chỉ được điểm trung bình thì đó quả là điều đáng suy nghĩ.
Giống như một đứa trẻ học rất giỏi môn Toán, nhưng lại rất dở môn Anh Văn. Và đứa trẻ đó được dược dạy kèm môn Anh văn rất nhiều trong lúc bạn nó thì đang học môn Toán. Cũng chính điều đó khiến đứa trẻ mất đi thế mạnh ở môn Toán và cũng chỉ đạt trung bình ở môn Anh văn mà thôi.
- Đối với Đại Bàng: trong lớp leo trèo Đại Bàng được xem là kẻ gây rối. Cậu ta đánh bại mọi người bằng cách đậu trên ngọn cây nhưng theo cách riêng của cậu chứ không theo một luật lệ nào. Cậu ta luôn phải ở lại sau giờ học để chép phạt chính vì thế cậu không còn thời gian cũng như húng thú để làm việc yêu thích là bay vút lên cao.
Nếu một đứa trẻ có cách riêng để thực hiện mọi việc thì thường bị xem như là kẻ hay phá rối. Mặc dù nó không làm gì sai nhưng vì không tuân thủ nên nó bị phạt
- Đối với Gấu: Bị đánh trượt bởi vì giáo viên nói cậu lười quá đặc biệt trong mùa đông.
Đối với Ngựa vằn: Do thường xuyên bị chọc ghẹo vì những cái sọc rằn ri trên thân nên nó cảm thấy buồn và tự ti chính vì thế nó trốn học rất nhiều.
Đối với Kangaroo: Dù đứng đầu ở lớp chạy đua nhưng không được ghi nhận vì phạm luật do chạy bằng 2 chân thay vì chạy bằng 4 chân giống như các bạn khác trong lớp điều đó khiến cho nó trở nên chán nản và bất mãn
Đối với Cá: Bởi vì 4 môn học trên trường như chạy, leo trèo, bay và bơi đều không phải là sở trường nên bỏ học bởi vì cậu thấy rất chán. Không ai hiểu được điều này bởi vì những con thú trên bờ chưa bao giờ nhìn thấy cá.
Giống như đứa trẻ đặc biệt cá không thể tỏa sáng trong môi trường lớp học bình thường mà nó cần có sự giáo dục đặc biệt và đầy đủ.
- Đối với Sóc: Vốn có thế mạnh là leo trèo nên cậu nhận được điểm A ở môn này, còn môn bay do yêu cầu của môn học là phải khởi động từ dưới đất để bay lên thay vì ở trên đỉnh cây nhảy xuống cho nên chân cậu rất đau. Vì chân bị đau nên ảnh hưởng đến kết quả của môn chạy và môn leo trèo chính vì thế mà cậu chỉ nhận được điểm C ở môn trèo và điểm D ở môn chạy.
Đối với Ong: Được giáo viên gửi đến gặp bác sĩ Cú để điểm tra. Bác sĩ nói rằng: cánh của Ong thì quá nhỏ để bay và đôi cánh đó đã đặt sai chỗ. Tuy nhiên Ong không bao giờ xem báo cáo của bác sĩ Cú nên cậu cứ tiếp tục bay.
Ong được xem như là đứa trẻ mà nhà trường thấy rằng không xử lý được. Tuy nhiên nhờ sự hỗ trợ của ba mẹ, thì đứa trẻ đó có đủ động lực, sự phấn khích để làm rất tốt, kể cả khi không ai nghĩ rằng nó có thể làm được.
Khi xem clip trên liệu rằng bạn có bắt con Cá phải leo cây; Vịt phải bay; áp đặt Đại Bàng làm theo quy tắc, chuẩn mực thông thường; hay có cái nhìn phiếm diện không đúng đắn về tài năng của Kangaroo…
Thông điệp mà VMIT muốn gửi đến Qúy phụ huynh qua Clip trường học của các con vật là chúng ta hãy chấp nhận sự độc đáo và khác biệt của con mình bởi vì:
Mỗi đứa trẻ là độc nhất vô nhị cũng giống như vân tay của các em vậy. Các em sẽ tỏa sáng như viên kim cương lấp lánh nếu như được nhìn nhận đúng đắn.
Con của bạn khi sinh ra không có sẵn một quyển cẩm nang định hướng tương lai cho chúng. Chính vì thế hãy là những bố mẹ tích cực luôn học hỏi, nghiên cứu và điều chỉnh các chỉ dẫn, định hướng phù hợp cho con của mình để phát hiện, huấn luyện và bảo vệ thiên tài trong con.