Chọn ngành theo học, chọn nghề để làm là một quyết định không hề dễ dàng bởi vì nó là lựa chọn mang tính chất quyết định về tương lai của một đời người. Đứng trước ngưỡng cửa của sự lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc đời, hầu như các bạn đều gặp khó khăn và không ít áp lực. Những áp lực dù vô hình hay hữu hình, không chỉ từ phía gia đình, xã hội mà đôi lúc còn do chính bản thân các bạn tạo ra.
Từ phía gia đình
Xuất phát từ tình yêu thương, mong một tương lai tốt đẹp cho con, đôi khi là sự sở hữu con cái, cha mẹ thường có xu hướng mong muốn con theo những ngành học và làm những ngành nghề mà gia đình có truyền thống, có mối quan hệ quen biết dể dễ xin việc và để có những công việc ổn định, an toàn. Nhưng đa phần mong muốn của gia đình và trẻ không trùng với nhau, không đúng với sở trường và sở thích của con. Điều này làm áp lực cho cả gia đình. Làm gì để dung hòa được ước nguyện, sở trường, sở thích của con cái với mong mỏi của ông bà / bố mẹ? Làm gì khi con trẻ cứ khăng khăng thích lập nghiệp mà không màng đến tiếp tục chuyện học?
Từ phía bản thân các bạn trẻ.
Áp lực từ chính bản thân các em đó là sự lúng túng, thiếu tự tin vào bản thân mình. Một số em còn chưa thực sự biết mình muốn gì, mình thích gì, mình sẽ làm được việc gì sau khi tốt nghiệp ra trường. Một số đông các bạn chưa thật sự hiểu rõ về năng lực của bản thân. Nhiều bạn loay hoay vì thiếu thông tin hoặc có quá nhiều thông tin mà không được định hướng đúng, rõ ràng, cụ thể.
Điều đó dẫn đến một thực tế là khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời các em cảm thấy băn khoăn lo lắng, như trên báo điện tử Vnexress ngày 21/2/2016 mục tư vấn giáo dục có em hỏi: “Em năm nay lớp 12, dự định thi Đại học Quốc gia Hà Nội nhưng giờ cảm thấy rất sợ, rất bối rối, mất tinh thần học tập. Em học tốt Sinh, Toán và tiếng Anh nên dự định thi vào ngành Công nghệ sinh học vì thích môn Sinh và mong muốn được đi du học. Nhưng bố mẹ em không đồng ý, muốn em thi Y hoặc Dược”.
Khi các em đã chọn ngành học theo định hướng của gia đình mà không dựa trên sở thích, năng lực và sở trường của bản thân sẽ dẫn đến tâm lý chán nản như trường hợp của N.H.Q sinh viên năm 3 Trường ĐH Mở TPHCM. Q thích về lĩnh vực thiết kế xây dựng, nhưng bố mẹ lại bắt theo học về kinh doanh, vì nhà có người quen để gửi gắm xin việc. Trong khi bạn bè cùng lớp háo hức với những khóa học chuyên ngành, đi làm thêm thì Q học chỉ để…hết ngày, không hứng thú, cũng không có mục tiêu cụ thể.
Không chỉ sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường mà nhiều người ra trường, đi làm cũng rơi vào trạng thái khủng hoảng vì chọn nhầm nghề. Trường hợp của cô cử nhân Lê Ngọc B học ngân hàng, ra làm tại một ngân hàng có trụ sở tại Q. Bình Thạnh, TPHCM, nhưng lại luôn cảm thấy chán nản và muốn bỏ nghề để đi học lại sư phạm do bản thân yêu thích từ nhỏ…
Chọn không đúng ngành để theo học, nghề nghiệp để làm là một thực trạng tồn tại lâu nay xuất phát từ việc hướng nghiệp chưa được chú trọng một cách đúng mức
Vấn đề hướng nghiệp vô cùng quan trọng bởi vì việc chọn trường, chọn ngành phù hợp với khả năng, sở thích không chỉ tạo tâm thế vững vàng cho thí sinh khi đăng kí dự thi, giúp thí sinh có thể gặt hái được kết quả cao nhất trong kỳ thi mà còn có những tác động tích cực đến tương lai của học sinh như khả năng tìm kiếm việc làm, niềm đam mê, sự khẳng định mình trong nghề nghiệp. Quan trọng hơn hết là niềm hạnh phúc bạn sẽ tìm thấy được trong công việc, cuộc sống; sự cống hiến thời tinh túy của tuổi trẻ trong công việc mình thật sự đam mê sẽ là giá trị mà không tiền bạc, thời gian nào có thể đánh đổi được.
Ngược lại sự ngộ nhận về khả năng của bản thân, nhất là tâm lí nông nổi, hời hợt, bồng bột trong việc chọn trường thi, ngành thi có thể sẽ khiến cho thí sinh phải trả giá đắt, đồng thời gây tốn kém, lãng phí cho gia đình và xã hội; đặc biệt đối với các bạn có ý định du học.
Vì vậy, vấn đề chọn trường, hướng nghiệp là trách nhiệm không chỉ của riêng phía người học hay là của riêng gia đình mà còn cả xã hội
Vậy làm thế nào để chọn đúng trường, đúng ngành để theo học, đúng nghề để làm?
Về phía các em học sinh:
Để có được những lựa chọn đúng đắn các em cần:
Thứ nhất: Khám phá bản thân: Các bạn cần hiểu rõ bản thân mình. Điều này có nghĩa là các em phải nhận biết rõ sở thích, năng lực, đặc điểm tâm sinh lý (tính cách, khí chất, sức bền…)
Thứ hai: Tìm hiểu về ngành nghề: đặc biệt phải có sự hiểu biết đầy đủ đối với nghề mà các em định chọn lựa, sự hiểu biết này bao gồm:
– Cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình yêu thích, mình lựa chọn; những yêu cầu của nghề đối với người lao động; những khó khăn, thử thách của ngành.
– Hiểu biết về thị trường lao động, tức là nắm bắt được nhu cầu của thị trường lao động, dự đoán được xu hướng phát triển của nghề nghiệp.
Thứ ba: Liên hệ những đặc điểm của bản thân với yêu cầu nghề nghiệp
So sánh giữa những đặc điểm tính cách, năng lực của bản thân với thông tin chi tiết của các nghề nghiệp.
Thứ tư: Quan tâm đến điều kiện kinh tế gia đình đây cũng là một yếu tố quan trọng để các em có thể yên tâm theo đuổi quá trình đào tạo nghề.
Về phía phụ huynh:
Cha mẹ là những người tác động không nhỏ đến vấn đề hướng nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Chính vì thế cha mẹ cần yêu thương con một cách thật tỉnh táo và đầy hiểu biết để có thể hiểu về con:
Thứ nhất: Nhận dạng tính cách, sở thích, khả năng của con
Để nhận dạng nhận dạng tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị của con, bạn và con phải cùng nhau trả lời các câu hỏi: Con sẽ nổi trội nhất ở lĩnh vực nghề nghiệp nào; Con thích hoặc thành công nhất ở những hoạt động nào hoặc thế mạnh của con là gì?
Thứ hai: Tìm trường tương ứng
Sau khi tự nhận diện bản thân, xác định nghề phù hợp với bản thân bước tiếp theo cha mẹ nên cùng con tìm trường có ngành học phù hợp.
Thứ ba: Tìm nhu cầu nhân lực
Trong vài năm tới ngành nào là thu hút nhân lực? Mỗi ngành nghề khác nhau, địa phương khác nhau thì nhu cầu nhân lực theo cơ cấu đào tạo như thế nào?
Hiểu đúng mình để chọn đúng nghề. Phụ huynh nên hiểu đặc điểm tính cách, khả năng, sở thích, tiềm năng của con trước tiên để giao tiếp tương tác với con và quan trọng hơn là cho con được phát triển là chính mình. Còn bản thân các em cần hiểu rõ mình để tự tin hơn về bản thân để lựa chọn ngành học đúng đắn và không còn cảm thấy áp lực khi chọn nghề. Hiểu rõ về bản thân là cả một quá trình không hề dễ dàng. Ngoài việc trao đổi, chia sẻ để hiểu về sở thích và nhu cầu thì phụ huynh và học sinh có thể tham khảo thêm một số công cụ khác để tìm hiểu lực bản thân như MBTI, DISC, SMART… Trong đó, Sinh trắc học dấu vân tay là một công cụ đắc lực, hữu ích và hiệu quả giúp các cá nhân khám phá và hiểu biết rõ tính cách của bản thân, khám phá những khả năng và tiềm năng vượt trội trên 2 bán cầu não; các chỉ số trên 5 thùy não; khám phá phương pháp học tập vượt trội; phương pháp tiếp nhận thông tin đặc trưng và hiệu quả nhất của mỗi một cá nhân; khám phá trong 8 loại hình thông minh thì cá nhân đó vượt trội ở những loại hình thông minh nào…Từ tất cả các thông số của bài báo cáo phân tích sẽ đưa ra khuyến nghị nghề nghiệp thích hợp với đặc trưng tính cách bẩm sinh cũng như với những tiềm năng vượt trội của để các em có lựa chọn phù hợp nhất.
VMIT/BT