Não bộ của chúng ta có khả năng nhận thức hầu hết các mặt của những tình huống khó khăn. Điều này đặc biệt đúng khi ta phải đối mặt với sự lưỡng lự.
Thế nhưng, trong cái rủi có cái may, nếu bạn biết sử dụng một số mẹo vặt cần thiết sau, bạn có thể điều khiển những khuynh hướng thiếu hợp lý của não bộ và giải quyết sự lưỡng lự một cách hiệu quả.
Bộ não gây cảm giác bối rối cho chúng ta khi đối mặt với sự lưỡng lự vì nó đang phản ứng lại với nỗi sợ hãi. Trong một nghiên cứu gần đây, một nhà kinh tế thần kinh học của Caltech theo dõi não bộ của đối tượng nghiên cứu khi họ bị bắt đặt những khoản cược không chắc chắn – giống như những khoản cược mà các doanh nhân thường xuyên buộc phải đối mặt trong kinh doanh.
Bạn nghĩ rằng khi chúng ta biết càng ít thông tin thì chúng ta càng cẩn thận hơn trong đánh giá tính hợp lý của các thông tin đó, và có quyết định đúng đắn hơn. Sự thật không phải vậy! Khi đối tượng nghiên cứu biết càng ít thông tin, quyết định của họ càng trở nên thiếu hợp lý và kỳ cục hơn. Khi sự không chắc chắn gia tăng, não bộ sẽ chuyển sự điều khiển sang cho hệ viền (limbic system), nơi mà cảm xúc (ví dụ như sự lo lắng hay sợ hãi) hình thành.
Thói quen này của não đã bắt đầu từ hàng thế kỷ trước, khi người tiền sử đi đến một vùng đất lạ và không biết ai hay cái gì có thể đang rình rập họ sau các bụi râm kia. Sự thận trọng và nỗi sợ hãi trở nên áp đảo để đảm bảo sinh tồn. Nhưng đây không phải là trường hợp mà chúng ta đối mặt thời nay. Cơ chế này của não, khi vẫn chưa phát triển hẳn, là một mối cản trở trong kinh doanh, nơi những điều lệ thiếu chắc chắc và các quyết định quan trọng cần được đưa ra hằng ngày với chỉ một ít thông tin có sẵn.
Những người có khả năng vượt qua được cơ chế này và điều khiển lối suy nghĩ của họ theo hướng logic hơn sẽ dễ đạt được thành công hơn.
Để làm được điều này, trí tuệ xúc cảm (EQ) là rất cần thiết, và không mấy ngạc nhiên khi – trong số hơn 1 triệu người TalentSmart nghiên cứu – 90% người với năng suất làm việc tốt nhất có EQ khá cao. Mỗi năm, họ kiếm được nhiều tiền hơn những người có EQ thấp tới 28.000 USD.
Để nâng cao EQ, bạn cần luyện tập bản thân giải quyết tốt các tình huống của sự lưỡng lự, mặc cho não bộ của bạn phản đối điều đó. Đừng sợ gì cả! Bạn có thể sử dụng những chiến lược đã được chứng minh để cải thiện chất lượng quyết định khi cảm xúc đang trực chờ che khuất đi khả năng đánh giá của bạn.
Khả năng đối mặt với những nỗi lo mơ hồ là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà các doanh nhân cần luyện tập trong môi trường kinh doanh đầy rẫy những điều không chắc chắn này. Hãy thử những chiến lược sau đây, bởi đó là cách mà những người thành công đã sử dụng trong những thời khắc quyết định quan trọng.
1. Khiến cho hệ viền phải im lặng
Hệ viền (limbic system) có chức năng điều hoà nhịp sinh học, xúc cảm (sợ hãi và hung hãn), thúc đẩy động cơ. Đứng trước sự lưỡng lự, hệ viền có thể gây phản ứng giật đầu gối, và sự sợ hãi sẽ cản trở việc đưa ra quyết định đúng đắn. Những người đối mặt tốt với sự lưỡng lự hiểu rõ nỗi sợ này và tìm ra nó ngay khi nó vừa mới nổi lên.
Khi nỗi sợ nổi lên, họ coi những suy diễn thiếu hợp lý (được nỗi sợ hãi vô lý kích thích) sẽ không xảy ra. Sau đó họ có thể tập trung một cách chính xác và logic hơn vào những thông tin mà họ có.
Trong suốt quá trình đó, họ thường xuyên nhắc bản thân rằng một thói quen nguyên thủy trong não bộ đang cố gắng giành lấy quyền kiểm soát, và bộ phận logic cần phải là thứ nắm phần điều khiển.
2. Lạc quan
Khi bạn phải đối mặt với một quyết định khó khăn và đang lưỡng lự, tâm trí bạn chỉ tràn ngập những suy nghĩ tiêu cực, giữ tinh thần lạc quan có thể là một thử thách. Vào những lúc như thế, hãy nghĩ về một điều tốt đẹp đã đến với bạn, dù lớn dù nhỏ. Nếu bạn không thể tìm được điều gì trong ngày hôm đó thì hãy nghĩ đến ngày trước đó hoặc tuần trước, hoặc một sự kiện thú vị nào đó mà bạn mong đợi trong tương lai.
Bất cứ suy nghĩ tích cực nào cũng có khả năng khôi phục sự tập trung của bạn. Mục đích của việc này là bạn phải có được một điều tích cực để có thể sẵn sàng chuyển sự tập trung vào đó, chiếm dần “chỗ” của những suy nghĩ tiêu cực là kết quả của sự quá lo lắng và lưỡng lự.
3. “Dán nhãn” cho sự hiểu biết của bản thân
Khi sự lưỡng lự cản trở việc ra quyết định, sẽ dễ dàng hơn nếu nghĩ rằng chả có thứ gì là chắc chắn. Nhưng điều này hầu như không xảy ra.
Những người đối mặt tốt với sự không chắc chắn bắt đầu bằng cách phân loại ra những điều họ đã biết và không biết, rồi dán nhãn mức độ quan trọng cho từng thứ. Họ tập hợp mọi dữ liệu họ có và cố gắng lập một danh sách những thứ mà họ chưa biết, ví dụ, giá tiền tệ của một đất nước sẽ biến động ra sao hoặc đối thủ cạnh tranh sẽ sử dụng chiến lược gì. Họ cố gắng khám phá ra càng nhiều điều như thế càng tốt, loại dần những điều không chắc chắn, để quyết định đưa ra được hợp lý nhất.
4. Chấp nhận những thứ không điều khiển được
Chúng ta ai cũng thích được nắm quyền kiểm soát. Thực tế thì những người luôn dựa vào sự hỗ trợ từ xung quanh mãi không thể tiến lên trong cuộc sống được. Tuy nhiên, mong muốn điều khiển mọi thứ có thể đem lại kết quả hoàn toàn ngược lại.
Người thành công luôn sống trong thế giới thực tại. Họ không vẽ lên viễn cảnh tốt hơn hoặc tệ hơn so với những gì đang thực sự diễn ra, và họ phân tích tình huống như nó vốn có. Họ hiểu rằng cái mà họ có thể điều khiển chính là quá trình mà bản thân đưa ra quyết định. Đó là cách thức hợp lý duy nhất để đối mặt với những điều chưa biết, và là cách tốt nhất để giữ tâm trí trên mặt đất.
5. Chỉ tập trung vào những thứ cần thiết
Một số quyết định có thể làm nên hoặc phá hủy một công ty, nhưng không phải tất cả các quyết định đều có vai trò ấy. Hầu hết mọi quyết định đều chứa đựng ít nhất một sự lưỡng lự nhỏ – đây là điều không thể tránh được trong kinh doanh.
Những cá nhân giỏi nhất trong việc đưa ra quyết định không tốn thời gian mắc kẹt trong những quyết định. Họ xác định rõ tầm quan trọng của từng quyết định và chỉ tập trung năng lượng vào những điều thật sự quan trọng. Điều này cũng giúp loại bỏ đi những nỗi lo lắng không cần thiết và sự xao nhãng hình thành bởi tập hợp các nỗi sợ hãi nhỏ.
6. Không tìm kiếm sự hoàn hảo
Những người thông minh về mặt cảm xúc không đặt sự hoàn hảo là mục tiêu, vì họ biết rằng không có gì gọi là một quyết định hoàn hảo trong tình huống không chắc chắn. Bản chất của con người là phải mắc phải một sai lầm nào đó.
Khi sự hoàn hảo là mục tiêu của bạn, cảm giác thất bại có vẻ như luôn đeo bám bạn, dẫn đến việc bạn tốn nhiều thời gian than thở về những gì bạn không thể đạt được và những gì đáng lẽ nên làm khác đi, thay vì hưởng thụ các thành quả mà bạn có được.
7. Không quá quan tâm đến các vấn đề khó khăn
Nơi bạn đặt sự tập trung quyết định trạng thái cảm xúc của bạn. Khi bạn tập trung vào sự khó khăn của vấn đề, bạn tạo ra và kéo dài những cảm xúc tiêu cực và sự căng thẳng, và chúng cản trở năng suất làm việc của bạn.
Khi bạn tập trung vào cách để cải thiện bản thân cũng như tình huống, bạn tự tạo ra cảm giác rằng những việc mình đang làm rất hiệu quả, và nó sẽ mang đến những suy nghĩ tích cực đồng thời cải thiện năng suất làm việc của bạn.
Những người thông minh về mặt cảm xúc không cho phép bản thân bận tâm quá nhiều đến sự lưỡng lự. Thay vào đó, họ đặt sự tập trung và cố gắng vào những gì họ có thể làm để cải thiện tình huống trước mắt, mặc cho những thứ không chắc chắn vẫn còn đó.
8. Biết khi nào cần làm theo bản năng
Tổ tiên của chúng ta phụ thuộc vào trực giác (bản năng) để sinh tồn. Nhưng khi không phải đối mặt với quyết định sống còn, chúng ta phải học cách sử dụng trực giác sao cho có lợi.
Chúng ta thường mắc sai lầm khi khuyên bản thân không được làm theo bản năng, hoặc đi theo hướng trực giác quá xa và đâm đầu vào tình huống một cách mù quáng, nhầm lẫn những giả định của mình với trực giác.
Những người thành công trong việc xử lý các tình huống không phải lúc nào cũng luôn nhận ra và chào đón năng lực trực giác của mình, nhưng họ dựa vào một vài chiến lược đã được chứng minh sau để làm điều đó:
Bộ lọc cảm xúc: Phân biệt khi nào mình đang bị ảnh hưởng bởi những giả định và cảm xúc của bản thân hay bởi ý kiến của một người khác. Khả năng lọc ra những cảm xúc không đến từ trực giác giúp họ tập trung vào bản năng của chính mình nhiều hơn.
Dành khoảng trống cho trực giác: Bản năng không thể bị thúc đẩy. Trực giác của chúng ta làm việc tốt nhất khi ta không đặt nặng áp lực tìm ra phương án giải quyết lên nó. Albert Einstein nói rằng ông nghĩ được những ý tưởng hay nhất khi đang đi du thuyền, và khi Steve Jobs đối mặt với vấn đề khó khăn, ông thường đi dạo một lúc. Khi đối mặt với vấn đề khó khăn, Steve Jobs thường đi dạo một lúc Lập hồ sơ theo dõi. Những người đối mặt tốt với sự lưỡng lự dành thời gian luyện tập trực giác. Họ bắt đầu bằng cách lắng nghe và làm theo bản năng đối với những việc nhỏ nhặt, xem nó đem lại những gì, và họ có thể tin tưởng nó với một vấn đề lớn được không.
9. Có kế hoạch dự phòng
Làm chủ sự lưỡng lự là lên kế hoạch đối phó với thất bại. Các chuyên gia đối mặt với sự không chắc chắn không ngại thừa nhận rằng họ có thể mắc sai lầm, và điều này cho phép họ lập kế hoạch dự phòng chi tiết, hợp lý, và rõ ràng hơn trước khi hành động.
Người thành công biết rằng không phải lúc nào họ cũng có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Họ biết phải chấp nhận và học từ các sai lầm để có thể đưa ra quyết định tốt hơn trong tương lai. Và họ không để sự thất bại làm họ thất vọng quá lâu.
10. Không hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?”
Câu hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” thêm dầu vào đống lửa của sự căng thẳng và lo lắng. Sẽ không có chỗ cho câu hỏi này trong tư duy một khi bạn đã có sẵn kế hoạch dự phòng.
Mọi việc có thể đi theo hàng tỷ hướng, nên nếu bạn càng dành nhiều thời gian nghĩ về những khả năng có thể xảy ra, thì sự tập trung dành cho những thứ cần làm càng giảm đi.
Người thành công biết rằng câu hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?” sẽ chỉ đưa họ đến nơi mà họ không muốn cũng như không cần phải đến.
11. Hít thở sâu khi… thất bại
Bạn cần giữ bình tĩnh để đưa ra những quyết định đúng khi phải đối mặt với sự lưỡng lự. Cách dễ nhất để làm được điều này phụ thuộc vào điều mà bạn làm hằng ngày – hít thở.
Việc tập trung vào thời điểm hiện tại và hít thở sâu giúp bạn chỉ dồn tâm trí vào công việc trước mặt và quên đi những suy nghĩ làm xao nhãng.
Khi bạn cảm thấy quá áp lực, hãy dành vài phút tập trung vào việc hít thở. Hãy đóng cửa lại, ngồi trên ghế, hít thở sâu và chỉ tập trung vào nhịp thở mà thôi. Điều này sẽ giúp ngăn cản tâm trí của bạn “lang thang” đi nơi khác. Hãy nghĩ về việc bạn hít vào và thở ra như thế nào. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó không hề dễ dàng khi phải làm suốt một hay hai phút. Không sao, nếu lỡ đi lạc vào một luồng suy nghĩ khác – điều này chắc chắn sẽ xảy ra lúc đầu, bạn cần nhanh chóng hướng sự tập trung trở lại với nhịp thở.
Nếu việc tập trung vào hít thở sâu là quá khó khăn đối với bạn, hãy thử đếm lần thở ra và hít vào đến khi được 20 lần, và sau đó bắt đầu lại từ 1. Đừng lo nếu bạn quên đếm một lần, vì bạn vẫn có thể đếm lại từ đầu.
Việc hít thở sâu nghe có vẻ dễ dàng và có một chút ngốc nghếch, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên bởi sự bình tĩnh mà bạn có được sau đó, và việc loại bỏ đi được những mối xao nhãng dường như không thể dịch chuyển trong tâm trí bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
DNSG